Việc tính được diện tích của một hình thang không phải là điều khó khăn với nhiều bạn học sinh. Tuy nhiên, có thể nhiều bạn chưa biết, với mỗi loại hình thang thì chúng ta có thể có những cách tính khác nhau. Cùng Quà Tặng Tân Thế Giới tìm hiểu về công thức tính diện tích hình thang và những điều cần biết nhé!
1. Khái niệm sơ bộ về hình thang
Hình thang là tên gọi để chỉ một tứ giác có 4 cạnh, trong đó hai cạnh đối nhau song song với nhau. Tổng số đo của hai góc kề nhau bất kỳ trong hình thang đều sẽ bằng đúng 180 độ.
1.1. Phân loại hình thang
Có ba loại hình thang cơ bản là:
- Hình thang thường: chỉ có một điểm đặc trưng duy nhất là hai cạnh đáy song song với nhau.
- Hình thang cân ngoài có hai cạnh đáy song song, nó còn đảm bảo điều kiện là hai góc kề trên cùng một cạnh đáy có số đo bằng nhau.
- Hình thang vuông là hình thang có chứa góc vuông ở một vị trí bất kỳ trong bốn góc.
1.2. Một số đặc điểm về hình thang
Một số những khái niệm và tính chất cơ bản liên quan đến hình thang bao gồm:
- Trường hợp trong hình thang có hai cạnh đáy dài bằng nhau thì hai cạnh bên cũng sẽ song song và bằng nhau. Còn gọi là hình vuông.
- Trường hợp hai cạnh bên song song thì hai cạnh ở đáy sẽ bằng nhau. Là hình vuông hoặc hình chữ nhật.
- Đường trung bình là đoạn thẳng tính từ trung điểm cạnh bên này đến trung điểm cạnh bên còn lại. Đường trung bình song song với hai cạnh đáy. Độ dài của nó sẽ bằng độ dài tổng hai cạnh đáy cộng lại chia đôi.
2. Công thức tính diện tích hình thang và những điều cần biết
Trước tiên, nếu như trong hình thang tên gọi các điểm lần lượt là ABCD thì cạnh AB (chiều dài a) sẽ song song với cạnh CD (chiều dài b), gọi là hai cạnh đáy. Cạnh AD (chiều dài d) và cạnh BC được gọi là hai cạnh bên.
Để có thể tính được diện tích hình thang, chúng ta cần phải xác định được chiều cao của hình thang, tức là khoảng cách giữa hai cạnh song song AB và CD. Theo đó, từ Điểm A, ta hạ một đường cao xuống cạnh đáy CD tại điểm H, với độ dài đường cao gọi là h.
Công thức chuẩn cụ thể:
S = h * ((a+b)/2)
Nếu như công thức này khô khan và bạn muốn có thể nhanh chóng ghi nhớ vào đầu thì hãy học thuộc bài thơ sau:
“Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào
Cộng vào nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”
Dưới đây sẽ là cách tính diện tích hình thang và những điều cần biết trong từng loại:
2.1. Tính diện tích hình thang thường
Hình thang thường có độ phổ biến rất lớn trong cuộc sống con người. Việc hiểu rõ được cách tính diện tích của chúng, nhất là đối với ngành kiến trúc – xây dựng, là điều vô cùng cần thiết.
Theo đó, để tính diện tích hình thang thường, ta cũng sẽ lấy chiều dài của hai cạnh đáy cộng lại chia đôi rồi nhân với chiều cao của hình thang. Điều quan trọng nhất trong công thức này là xác định được chiều dài h sao cho chuẩn xác bằng cách hạ đúng đường thẳng từ đỉnh trên xuống cạnh đáy.
Một hình thang có thể có nhiều đường cao khác nhau. Nhưng các đường cao này buộc phải có độ dài bằng nhau. Đây là yếu tố bắt buộc đảm bảo tính chính xác của bài toán.
2.2. Tính diện tích hình thang vuông
Hình thang vuông có lợi thế là đã chứa góc vuông nên chiều cao h mà chúng ta cần tìm chính bằng độ dài cạnh bên có chứa góc vuông đó. Công thức tính diện tích hình thang vuông tương tự như công thức chuẩn.
2.3. Tính diện tích hình thang cân
Hình thang cân có điểm đặc biệt là hai cạnh bên bằng nhau dẫn đến hai góc được tạo từ cạnh bên và cạnh đáy cũng sẽ bằng nhau. Việc xác định đường cao trong loại hình thang này cũng cần phải đặc biệt chú ý. Tránh sự nhầm lẫn khiến cho kết quả tính toán cuối cùng bị sai lệch.
3. Những lưu ý khi tính diện tích hình thang
Chúng ta chỉ cần nhớ chính xác quy chuẩn của công thức tính diện tích hình thang để áp dụng trong các trường hợp. Mỗi một kiểu hình thang có thể có những sự khác nhau nhất định về mặt hình thái. Nhưng về cơ bản chúng ta vẫn hoàn toàn có thể tuân theo công thức chuẩn chung đó để tính ra được diện tích chính xác của hình.
Bên cạnh nắm rõ được công thức, ta cũng buộc phải đặc biệt chú ý tới việc xác định, tính toán đúng độ dài của các cạnh đáy cũng như chiều cao của hình thang. Chỉ cần bạn xác định nhầm, ví dụ như nhầm chiều cao với đường trung bình thì chắc chắn sự sai lệch là hoàn toàn có thể xảy ra.
Có một lưu ý nữa mà bạn nên nhớ trong quá trình tính toán diện tích hình thang, đó là cần phải đồng nhất đơn vị đo độ dài của các cạnh, chiều cao hình thang. Sự không đồng nhất chắc chắn sẽ khiến cho kết quả không chính xác. Ảnh hưởng không chỉ đến lý thuyết mà thậm chí trên thực hành cũng sẽ để lại những hậu quả khó lường.
Kết luận
Bài viết trên đây vừa đề cập đến nội dung cách tính diện tích hình thang và những điều cần biết xung quanh thông tin này. Mong rằng bài viết đã giúp cho các bạn củng cố lại được kiến thức nền tảng một cách vững vàng hơn. Chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé!