Cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng đã trở thành phong tục truyền thống của người Việt. Trong ngày này con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật, hương hoa phẩm quả rồi thắp nhang, đọc bài cúng gia tiên để cầu mong được sự che chở, bảo vệ của gia tiên cho gia đình, con cháu được hạnh phúc, thành đạt.

1. Ý nghĩa của việc cúng gia tiên vào ngày 1 và ngày rằm hàng tháng

Đối với người Việt thì ngày 1 và ngày rằm hàng tháng có ý nghĩa quan trọng để nhớ đến tổ tiên. Bên cạnh đó mỗi ngày này đều có một ý nghĩa đặc biệt riêng rất cần được coi trọng, cụ thể như sau:

văn khấn gia tiên

Ý nghĩa của việc cúng gia tiên vào ngày 1 và ngày rằm hàng tháng

Với ý nghĩa như vậy nên vào ngày mồng Một và ngày rằm gia đình sẽ cúng gia tiên nhằm người đã khuất thoát khỏi phiền não và đến thế giới an lạc dễ dàng hơn. Bên cạnh đó còn đón nhận những lời cầu nguyên, ước mong, tình cảm của con cháu được thuận lợi. Ngoài ra gia tiên cũng sẽ phù hợp, che chở để cả gia đình được thành đạt, an lành và bình an, có sức khỏe tốt, mọi điều đều thuận lợi trong cuộc sống, công việc cũng như học tập.

2. Các lễ vật cần chuẩn bị để cúng gia tiên ngày rằm và ngày mồng Một

Vào ngày rằm và ngày mồng Một gia chủ sẽ chuẩn bị các lễ vật để thực hiện cúng gia tiên bao gồm có:

Ngoài những đồ chay kể trên nếu gia đình có thời gian chuẩn bị thì có thể làm thêm một số lễ mặn khác như thịt lợn luộc hoặc gà luộc, bánh kẹo, xôi hoặc bánh chưng và một số món mặn khác như bánh đa nem, món miến nấu măng…

Lưu ý: Đồ cúng cần đảm bảo sạch sẽ. Khi mua về cần lau chùi, rửa thật sạch. Các đồ để đựng cũng nên là đồ mới chứ không nên sử dụng đồ đã dùng rồi. Ngoài ra nếu có thêm đồ cúng mặn thì cần bày đặt hoa quả ở ban trên, còn ở phía dưới bàn thờ kê thêm một chiếc bàn nhỏ để đặt đồ cúng mặn.

3. Tiến hành cúng và đọc bài văn khấn gia tiên

Vào ngày mồng Một và ngày rằm sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, bày biện gọn gàng, đẹp mắt, hài hòa lên bàn thờ thì gia chủ sẽ tiến hành thắp nhang. Sau đó sẽ đọc văn khấn gia tiên ngày thường.

bài cúng gia tiên

Tiến hành cúng và đọc bài văn khấn gia tiên

Tùy từng địa phương, vùng miền mà sẽ có những bài văn khấn khác nhau. Tuy nhiên bài văn khấn phổ biến nhất được sử dụng có nội dung như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

- Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

- Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.

Hôm nay là ngày ........ tháng ..... năm ..............

Tín chủ con là .................................................. ....

Ngụ tại .................................................. ....... cùng toàn gia quyến.

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời:

- Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

- Hương hồn Gia tiên nội, ngoại

Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ

Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật

Phù trì tín chủ chúng con:

Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông

Người người được chữ bình an,

Tám tiết vinh khang thịnh vượng,

Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang

Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Sau đó đợi hết tuần nhang thì gia chủ xin gia tiên, các vị thần linh để được hưởng thụ lễ vật. Tiếp đến có thể hạ các lễ vật xuống để thụ hưởng.

Như vậy từ những thông tin chia sẻ trên đây các bạn đã biết ý nghĩa cúng các ngày gia tiền vào mồng Một và ngày 15 hàng tháng. Đồng thời biết được nội dung văn khấn gia tiên hàng ngày đúng phong thủy phổ biến nhất. Hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn chú tâm và cẩn thận hơn trong ngày cúng gia tiên hàng tháng để được gia tiên phù hộ độ trì giúp toàn gia được bình an, gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, học tập cũng như công việc.