Đầy tháng và thôi nôi là hai nghi thức quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Thế nhưng mỗi vùng miền lại có sự khác biệt đôi chút về nghi lễ này. Do đó hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách cúng đầy tháng thôi nôi cho bé theo phong tục miền bắc.

1. Ý nghĩa cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé

Theo dân gian mỗi em bé được sinh ra đều là nhờ công nhào nặn của 12 bà Mụ, mỗi Mụ sẽ đảm bảo nhận nhào nặn 1 bộ phận cũng như đảm nhận những chức năng chăm sóc trẻ khác nhau. Vì thế để cảm tạ công ơn của các bà Mụ đã đưa bé đến với thế giới, với gia đình thì vào ngày đầy tháng và thôi nôi (khi bé tròn 1 tuổi) thì gia đình sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên các vị thần tiên.

Cách cúng đầy tháng thôi nôi cho bé theo phong tục miền bắc

Ý nghĩa cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé

Ngoài việc để cảm tạ các Mụ thì nghi lễ đầy tháng và thôi nôi cho bé cũng là dịp để gia đình cầu mong sự phù hộ độ trì của các Mụ, thần phật, gia tiên đến bé, mong cho bé luôn khỏe mạnh, ngoan ngoãn và lớn lên trở thành người có ích. Đồng thời mong bé nhận được nhiều lời chúc phúc từ mọi người.

Bên cạnh đó lễ đầy tháng còn là lúc để gia đình thông báo với mọi người về sự xuất hiện thành viên mới. Trong khi đó nghi lễ thôi nôi là dịp đánh dấu sự trưởng thành của bé, lúc này bé sẽ rời chiếc nôi nhỏ xinh và chuyển sang ngủ trên chiếc giường như mọi người và từ đây bé cũng trải qua các giai đoạn trưởng thành khác như mọi người.

2. Cách cúng đầy tháng thôi nôi cho bé theo phong tục miền Bắc

Trên thực tế cách cúng đầy tháng hay thôi nôi cho bé theo phong tục miền Bắc hay các vùng miền khác không có sự khác nhau là mấy. Nếu khác chỉ có khác về gia vị chế biến các lễ vật, nội dung bài văn khấn có khác nhau đôi chút về từ ngữ. Tuy nhiên dù là miền Bắc hay các miền khác thì việc tổ chức cúng Mụ phải làm đúng theo các bước sau đây:

Bước 1: Chọn ngày lễ cúng Mụ

Trước đây lễ cúng Mụ thường được tổ chức theo lịch âm và theo nguyên tắc “trai lùi 1, gái lùi 2”. Thời điểm tổ chức là vào buổi sáng hoặc chiều tối là tốt nhất.

Chẳng hạn như nếu bé trai sinh vào ngày 8/3 âm lịch thì ngày tổ chức đầy tháng sẽ diễn ra vào ngày 7/4 năm đó, còn ngày cúng thôi nôi sẽ diễn ra vào ngày 7/3 năm sau.

Còn nếu bé gái sinh vào ngày 8/3 âm lịch thì ngày tổ chức đầy tháng sẽ vào ngày 6/4 năm đó. Và ngày làm lễ thôi nôi sẽ diễn ra vào 6/3 năm sau.

Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình chọn ngày tổ chức đầy tháng thôi nôi cho bé theo lịch dương và chọn đúng ngày sinh của bé để tổ chức. Thời điểm tổ chức thường được gia đình cân nhắc để tổ chức sao cho thuận tiện cho mọi người có mặt đông đủ nhất.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng Mụ

Lễ vật cúng Mụ cho ngày đầy tháng và thôi nôi không có sự khác nhau. Theo đó phải chuẩn bị mâm lễ cúng 3 Đức Ông và 1 mâm lễ cúng các Mụ.

Các lễ vật cho mâm cúng Đức Ông bao gồm:

Mâm cúng 12 bà Mụ cần có các lễ vật:

Ngoài mâm lễ cúng Mụ và cúng Đức Ông thì gia đình cần chuẩn bị thêm mâm cúng gia tiên, thần phật, thần tài – ông địa.

Cách cúng đầy tháng thôi nôi cho bé theo phong tục miền bắc

Chuẩn bị lễ vật cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé

Bước 3: Sắp xếp các lễ vật và tiến hành cúng

Hãy sắp xếp các lễ vật sao cho đẹp mắt, hài hòa và cân đối. Tùy từng gia đình mà có thể phân rõ thành mâm Đức Ông và mâm cúng Mụ lớn hơn. Trong đó mâm cúng Đức Ông sẽ đặt thấp hơn mâm cúng Mụ không quá 10cm. Ngoài ra gia đình có thể bày biện các lễ vật vào cùng một mâm cũng không sao cả.

Khi đã chuẩn bị, sắp xếp hết các lễ vật thì lúc này mọi người trong gia đình tề tựu đầy đủ trước án. Một người đại diện gia đình sẽ thắp nhang, khấn vái và đọc bài văn khấn. Khi đọc phải rõ ràng, đầy đủ tên các bà Mụ, Đức Ông, tên bé, bố mẹ, địa chỉ nhà đang ở, mục đích làm lễ cúng và những mong muốn của gia đình… Đọc xong thì vái lạy 3 vái.

Đợi hết 3 tuần hương thì đem vàng mã, giấy tiền đi đốt. Các lễ vật khác hạ xuống để mọi người cùng thụ hưởng.

Cách cúng đầy tháng thôi nôi cho bé theo phong tục miền bắc vừa được chia sẻ trên đây. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mọi người tổ chức được buổi lễ cho bé ý nghĩa, thành công nhất.