Rằm tháng 7 còn có có tên gọi là khác là Tết Trung Nguyên. Đây là ngày xá tội vong nhân nên người Việt thường chuẩn bị các lễ vật, mâm cúng chu đáo, tươm tất và trang nghiêm trong ngày này. Vậy đồ cúng rằm tháng 7 gồm những gì thì nhiều người vẫn chưa rõ? Vì vậy để giải đáp vấn đề này chúng tôi sẽ có những chia sẻ sau đây.

1. Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo phong tục của các nước Á Đông thì Tết Trung Nguyên chính là rằm tháng 7 (âm lịch) và là ngày xá tội vong nhân. Đây là ngày mà cửa ngục sẽ mở nên vào ngày này nhiều tù nhân ở địa ngục có cơ hộ được thoát sanh, xá tội và trở về cảnh giới an lành. Vì thế mọi người còn gọi tháng 7 là tháng cô hồn và thường không may mắn cho mọi người nên rất nhiều điều kiêng kỵ được thực hiện trong tháng này.

Trong ngày rằm tháng 7 nghi lễ cúng bái sẽ được thực hiện rất nghiêm trang. Do đó các lễ vật cúng sẽ được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất với các lễ là lễ cúng phật, lễ cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng cô hồn, cúng phóng sinh.

2. Các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng rằm tháng 7

Tùy từng vùng miền và điều kiện gia đình mà việc chuẩn bị các lễ vật nhiều hay ít khác nhau. Tuy nhiên những lễ vật cho từng mâm cúng bắt buộc phải có dưới đây.

2.1. Mâm lễ cúng Phật

Mâm lễ cúng Phật bạn hãy chọn những loại hoa tươi dâng lên như hoa ngâu, hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn… Tuyệt đối không dùng các loại hoa dại hay hoa tạp.

Lễ cúng - đồ mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì cần cái gì

Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7

Chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc nếu đơn giản thì chỉ cần một mâm ngũ quả là được. Bạn hãy chọn 5 loại quả bất kỳ theo mùa, vùng miền nhưng phải đảm bảo tươi ngon, chất lượng.

Lưu ý: Lễ cúng Phật sẽ đặt ở vị trí cao nhất trong các lễ.

2.2. Mâm cúng thần linh và gia tiên

Vị trí đặt lễ: Lễ cúng thần linh đặt trên lễ cúng gia tiên nhưng sẽ đặt dưới lễ cúng Phật.

Mâm cỗ cúng thần linh bao gồm có:

Mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm có:

Lễ cúng - đồ mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì cần cái gì

Mâm cúng thần linh, gia tiên rằm tháng 7

2.3. Mâm cúng chúng sinh

Với mâm cúng chúng sinh thì gia đình nên chuẩn bị đặt ở ngoài trời hay ở ngay trước cửa chính của ngôi nhà.

Những lễ vật cần chuẩn bị cho cúng chúng sinh bao gồm:

Lưu ý: Nếu cúng thêm cháo thì cần chuẩn bị 5 bát gạo, 5 bát muối, 5 đôi đũa hoặc thay đũa và 5 cái thìa.

Khi sắp xếp tiền vàng ra mâm thì nên bày mỗi hướng Đông, Tây, Nam Bắc từ 3-5-7 cây hương. Bày biện lễ gọn gàng, cân đối và thực hiện cúng ngoài trời.

3. Thời gian và nghi thức cúng rằm tháng 7

Thông thường thời gian để tiến hành cúng rằm tháng 7 là từ 2-14 âm lịch. Bởi theo quan niệm của mọi người thì rằm tháng 7 là ngày xá tội vong nhân nên nếu cúng Phật, thần linh, gia tiên vào đúng ngày 15/7 âm lịch thì có thể Phật, thần linh, gia tiên không nhận được đồ cúng tế vì các vong hồn quấy phá. Do đó thời gian lý tưởng để các gia đình thực hiện là trước ngày rằm 1 tuần hoặc vài ngày, tuyệt đối không cúng vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.

Khi thực hiện nghi thức cúng sẽ tiến hành lễ cúng Phật trước rồi đến lễ cúng thần linh, gia tiên. Những lễ này thường được làm vào buổi sáng. Đến buổi chiều mới tiến hành lễ cúng cô hồn.

Lưu ý: Trong mỗi nghi lễ cúng đều phải sắp xếp lễ vật gọn gàng, bắt mắt và hài hòa. Tiếp đến tiến hành thắp nhang, đọc bài văn khấn. Đọc xong thì vái lạy 3 vái.

Ngoài ra tùy từng thủ tục mỗi vùng miền mà sẽ có thêm một vài nghi thức khác. Do đó các bạn nên tìm hiểu kỹ văn hóa của địa phương, vùng miền nơi mình sinh sống hoặc hỏi thêm kinh nghiệm của cha ông để tổ chức lễ cúng rằm tháng 7 được hoàn hảo, chu toàn nhất.