Cúng đầy cữ cho bé là một nghi thức đẹp, quan trọng của người Việt. Thế nhưng với những người lần đầu làm cha làm mẹ rất băn khoăn không biết lễ cúng - Mâm cúng đầy cữ 7 ngày cho bé Trai gồm những gì? Vì vậy nếu bạn đang có thắc mắc này hãy cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ dưới đây.
1. Ý nghĩa của lễ cúng đầy cữ
Lễ cúng đầy cữ cho bé trai hay bé gái đều là nghi thức cúng Mụ. Theo quan niệm cha ông truyền lại thì mỗi đứa trẻ sinh ra đều do 12 bà Mụ nhào nặn và mỗi bà Mụ sẽ nhào nặn một bộ phận như tay, chân, mắt, mũi… Vì thế đứa trẻ xinh đẹp hay không đều do các bà Mụ. Do đó sau khi bé trai sinh được 7 ngày sẽ thực hiện nghi thức cúng đầy cữ.
Ý nghĩa lễ cúng đầy cữ cho bé
Lễ cúng đầy cữ cho bé trai với mục đích là cầu mong các bà Mụ sẽ tiếp tục phù hộ, giúp đỡ trẻ nhanh biết lẫy, biết ngồi, biết bò, đi đứng, biết ăn nói… Bởi vậy trong ngày nay gia đình phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ để bày tỏ lòng thành nhằm cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bé.
2. Mâm cúng đầy cữ 7 ngày cho bé Trai gồm những gì
Việc chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng đầy cữ của bé trai chủ yếu sẽ các lễ vật, món ăn của từng vùng miền. Trong đó không thể thiếu các lễ vật sau đây:
- 7 nắm xôi nhỏ: Tùy từng vùng miền mà chúng ta có thể dùng xôi giấc, xôi đậu xanh, xôi vò…
- 7 con cua bể. Trong trường hợp không có cua bể hoặc điều kiện không cho phép thì gia đình có thể thay cua bể bằng cua thường.
- 7 quả trứng gà luộc được nhuộm đỏ.
- 1 đĩa gồm 5 loại quả tùy theo từng vùng miền. Tuy nhiên cần phải đảm bảo tươi ngon, chất lượng. Nếu được hãy chọn mỗi loại quả có một màu sắc khác nhau vừa giúp đĩa quả thêm đẹp vừa mang nhiều ý nghĩa may mắn, tốt lành cho bé.
- 1 lọ hoa tươi
- Trầu cau, giấy tiền, vàng mã, hương, nến…
Lưu ý: Các lễ vật này gia đình có thể tự tay chuẩn bị nếu có thời gian và làm tốt, thật đẹp cho mâm cúng. Còn nếu quá bận rộn hoặc chưa có kinh nghiệm để làm thì có thể đặt tại các dịch vụ bên ngoài. Tuy nhiên cần đảm bảo các lễ vật phải tươi ngon, chất lượng.
3. Cách sắp xếp các lễ vật cho mâm cúng đầy cữ bé trai
Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì chúng ta cần tiến hành sắp xếp mâm lễ sao cho hài hòa, cân đối, đẹp mắt. Trong đó nên thực hiện theo nguyên tắc “Đông bình tây quả”, có nghĩa là bình hoa sẽ đặt ở phía đông, còn đĩa hoa quả đặt ở hướng Tây. Bên cạnh đó trầu cau, vàng mã, giấy tiền thường sẽ đặt ở giữa mâm, còn các lễ vật khác như xôi, cua bể sẽ được xếp đối xứng xung quanh hoặc xếp xen kẽ…
Sắp xếp mâm cúng đầy cữ cho bé trai
Dù thực hiện cách sắp xếp nào thì cũng phải đảm bảo sự hài hòa, đẹp mắt. Có như vậy mới giúp buổi lễ diễn ra tốt đẹp, mang lại nhiều may mắn cho bé.
4. Nghi thức cúng đầy cữ cho bé trai
Khi đã chuẩn bị các lễ vật tươm tất và bày trí hài hòa, bắt mắt thì lúc này sẽ thực hiện nghi thức cúng đầy cữ cho bé trai. Theo đó đại diện gia đình, thường là bố hoặc mẹ hay ông bà sẽ thắp hương, sau đó đọc bài văn khấn. Tùy từng vùng miền, địa phương mà nội dung bài văn khấn đầy cữ có thể khác đôi chút về từ ngữ, lời văn. Tuy nhiên nội dung sẽ xoay quanh việc gia đình nói lên cầu xin dâng lên các bà Mụ. Khi đọc phải rõ ràng, mạch lạc.
Thông thường nội dung bài văn khấn đầy cữ cho bé như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa, Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa, Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa, Thập nhị bộ Tiên Nương, Tam thập lục cung Chư vị Tiên Nương.
Hôm nay là ngày... tháng... năm... Vợ chồng con là..... Nay nhân ngày đầy cữ thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bản tọa Chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình: Nhờ ơn Thập phương Chư Phật, Chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, Tiên tổ nội ngoại cho con sinh ra cháu...... sinh ngày...... được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin Chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cháu bé được thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu trừ, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Con xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Người đọc sẽ vái 3 lạy khi đọc xong bài văn khấn, sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Đợi hương cháy hết thì thụ hưởng lễ vật và hóa vàng mã.
Với những thông tin trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về lễ cúng đầy cữ cho bé trai rồi chứ. Chúc gia đình sẽ có một buổi lễ cúng đầy cữ ý nghĩa, tốt đẹp nhất.