Nhập trạch là một công việc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Vì thế rất nhiều người con trọng nghi thức này nên việc chuẩn bị mâm cúng về nhà mới rất tươm tất, chu đáo. Thế nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết lễ cúng - Mâm cúng về nhà mới (nhập trạch) bao gồm những gì? Do đó các bạn hãy theo dõi ngay những thông tin dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.
1. Ý nghĩa của lễ nhập trạch
Nhập trạch hiểu đơn giản chính là về nhà mới. Do đó ông cha ta quan niệm rằng mỗi vùng đất, khu vực đều có thần linh cai quản. Vì vậy việc chuyển đến, di chuyển vào nhà mới cần phải làm lễ nhập trạch nhằm mục đích trình báo với thần linh cai quan ở khu vực đó. Có như vậy gia chủ mới được thần linh chấp nhận nhằm mang đến cuộc sống gia đình được hạnh phúc, êm ấm và công việc luôn gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
Ý nghĩa lễ nhập trạch
Bên cạnh đó khi bạn ở nhà cũ thì tổ tiên, thần tài – thổ địa đang được thờ cúng tại nơi ở cũ. Vì vậy khi bạn chuyển sang nhà mới cần phải cúng nhập trạch để xin phép được chuyển họ đến nơi mới. Điều này mới mong nhận được sự phù hộ của họ cho cuộc sống, công việc sau này của mọi người trong gia đình được thuận buồm xuôi gió.
2. Hướng dẫn cách cúng nhập trạch về nhà mới
Cúng nhập trạch về nhà mới đóng vai trò quan trọng. Do đó chúng ta phải làm đúng cách và đầy đủ lễ nghi nhằm đảm bảo mang đến những lợi ích tốt đẹp, ý nghĩa nhất cho gia chủ. Vì vậy các công việc cần làm cho việc cúng nhập trạch như sau:
2.1. Tìm ngày tốt để nhập trạch
Chọn lựa ngày tốt để nhập trạch là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Theo đó gia chủ nên chọn ngày hoàng đạo đẹp, nếu được thì chọn ngày hoàng đạo hợp với tuổi mệnh của gia chủ là tốt nhất. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo ngày đó mang lại những thuận lợi cho gia chủ.
Nếu không có kinh nghiệm để xem xét, lựa chọn ngày thì bạn nên tìm đến những thầy phong thủy để tìm ngày nhập trạch phù hợp, tốt nhất.
2.2. Chuẩn bị các lễ vật cho mâm cúng nhập trạch
Mâm cúng nhập trạch sẽ được chia làm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa, thức ăn. Tùy từng cách sắp xếp, bày biện của gia đình mà có thể phân thành 3 mâm nhỏ với 3 phần hoặc sắp xếp trong cùng một mâm.
Đồ cúng có thể lựa chọn đơn giản, gọn nhẹ hoặc cũng có thể hoành tráng tùy điều kiện của gia đình. Điều quan trọng chính là lòng thành và cái tâm của gia chủ chứ không nhất thiết mâm cúng lớn thì mới được phù hộ nhiều. Do đó mâm cúng chỉ cần đầy đủ 3 phần chính là được và tốt nhất nên chuẩn bị cho phù hợp với nhu cầu tài chính. Cụ thể các lễ vật cần chuẩn bị như sau:
- Ngũ quả: Bạn chọn 5 loại trái cây bất kỳ và nên theo mùa. Tốt nhất mỗi loại quả nên có một màu sắc khác nhau và phải đảm bảo tươi ngon, chất lượng.
- Hương hoa: Hãy chuẩn bị 1 lọ hoa tươi, vàng mã, nhang, cặp đèn cầy, trầu cau, 1 hũ gạo, 1 hũ nước và 1 hũ muối.
- Mâm thức ăn: Tùy từng quan niệm của mỗi gia đình mà bạn có thể chuẩn bị mâm cúng mặn hay mâm cúng chay.
Đối với lễ mặn thì cần chuẩn bị 1 bộ tam sên bao gồm có 1 miếng thịt luộc, 1 quả trứng luộc, 1 con tôm luộc. Ngoài ra hãy chuẩn bị thêm các món ăn khác như xôi hoặc cháo, gà luộc…
Đối với mâm lễ chay thì bạn có thể chuẩn bị bánh kẹo, đậu hũ, xôi đậu, rau củ xào, canh rau củ, chè…
Ngoài ra bạn cũng phải chuẩn bị 3 điếu thuốc, 3 ly rượu, 3 ly trà để mâm lễ cúng nhập trạch được tươm tất, đầy đủ.
Chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch
2.3. Thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch
Khi đã có đầy đủ các lễ vật thì gia đình cần sắp xếp sao cho cân đối, hài hòa và đẹp mắt. Tiếp đến một người đại diện cho gia đình sẽ tiến hành thắp nhang rồi đọc bài văn khấn. Những thành viên còn lại của gia đình phải đứng chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng.
Về nội dung bài văn khấn có thể sẽ xuất hiện những dị bản khác nhau giữa từng vùng miền. Tuy nhiên điều quan trọng là người đại diện thắp nhang phải đọc rõ ràng, chuẩn xác nội dung của bài văn khấn với sự thành tâm. Trong đó phải đọc bài văn khấn thần linh trước, khi xong mới chuyển sang bài văn khấn gia tiên.
Đợi cháy hết tuần hương thì tiến hành hóa vàng mã, giấy tiền. Khi cháy hết thì dùng rượu vảy lên trên. Các hũ gạo, muối, nước sẽ giữ lại và dùng đặt lên bàn thờ thần tài – thổ địa với ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ, sung túc.
Sau khi xong nghi thức cúng nhập trạch thì gia chủ có thể tiến hành sắp xếp các đồ dùng, vật dụng trong nhà theo ý muốn.
Từ những chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về lễ nhập trạch cũng như chuẩn bị đầy đủ mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm những gì rồi chứ. Ngoài ra bạn hãy tìm hiểu thêm nghi thức của từng vùng miền để thực hiện hoàn hảo, trọn vẹn nhất lễ về nhà mới.