Sau khi đứa trẻ sinh ra được 1 tháng thì các gia đình sẽ chuẩn bị 1 mâm cỗ và thực hiện nghi thức cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng Mụ. Vậy cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng đầy tháng bé gái là thắc mắc của nhiều người lần đầu làm cha làm mẹ. Do đó những thông tin dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nghi thức này.

1. Mục đích của nghi thức cúng đầy tháng là gì?

Nghi thức này nhằm để gửi lời cảm ơn đến các bà Mụ và Đức Ông đã có công mang đứa bé đến cho gia đình cũng như giúp mẹ tròn con vuông. Đây cũng là dịp để gia đình thông báo với tổ tiên, mọi người về thành viên mới. Bên cạnh đó từ lúc này đã hết thời gian ở cữ nên mẹ, bé đã có thể ra ngoài mà không phải kiêng cữ nữa.

Cúng đầy tháng cho bé gái

Mục đích của cúng đầy tháng cho bé

Ngoài ra cúng đầy tháng cho bé còn mong muốn bé nhận được nhiều lời chúc phúc từ tổ tiên, mọi người. Mong sao cho bé lớn lên khỏe mạnh, trở thành người có ích cho xã hội, cho gia đình.

2. Cách tính cúng đầy tháng cho bé gái

Theo quan niệm của ông cha ta thì những việc quan trọng sẽ dùng lịch âm để tính. Vì thế tính đầy tháng cho bé gái sẽ tính theo lịch âm và lùi lại 2 ngày so với ngày sinh vào tháng sau.

Chẳng hạn nếu bé gái sinh vào ngày 10 tháng 2 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch, bất kể tháng 2 đủ hay thiếu ngày.

3. Mâm cúng đầy tháng (mụ) cho bé Gái bao gồm những gì

Do đây là một nghi thức quan trọng nên việc chuẩn bị mâm lễ cúng cần phải tươm tất, đầy đủ các món lễ vật cần thiết. Tùy từng khả năng gia đình có thể tự chế biến hoặc đặt mua ở bên ngoài, miễn sao đảm bảo các lễ vật phải thật tươi ngon, chất lượng. Theo đó mâm cúng đầy tháng cho bé gái sẽ bao gồm 2 mâm là mâm cúng Đức Ông và mâm cúng bà Mụ.

2.1. Mâm cúng 12 bà Mụ

2.2. Mâm cúng Đức Ông

Ngoài ra còn cần thêm trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, bình hoa, muỗng, 1 đôi đũa hoa.

Lưu ý: Ngoài mâm cúng bà Mụ và mâm cúng Đức Ông thì trong ngày nay gia đình cũng cần chuẩn bị mâm cúng cho bàn thờ Phật, gia tiên, ông địa nhé.

4. Cách sắp mâm cúng đầy tháng cho bé gái

Khi đã chuẩn bị được đầy đủ các lễ vật cần thiết thì chúng ta hãy sắp xếp các lễ vật sao cho thật gọn gàng, cân đối với nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Trong đó bàn lớn bày mâm cúng 12 bà Mụ, còn bàn nhỏ và đặt thấp hơn bàn lớn khoảng 10cm dùng để bày lễ vật cúng Đức Ông.

Mâm cúng đầy tháng (mụ) cho bé Gái bao gồm những gì cần cái gì

Cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng

5. Nghi thức cúng đầy tháng cho bé gái

Sau khi các lễ vật đã được sắp xếp lên 2 bàn tươm tất thì lúc này các thành viên trong gia đình phải có mặt đầy đủ trước án, nhất là chủ nhà. Sau đó bố hoặc mẹ hay ông, bà sẽ tiến hành thắp 3 nén nhang. Lúc này một người trong nhà như bố, mẹ hay ông bà sẽ bế bé ra trước án rồi đọc bài văn khấn đầy tháng.

Nội dung bài văn khấn có thể sẽ có những dị bản khác nhau. Tuy nhiên điều quan trọng là người đọc văn khấn phải nêu đầy đủ, rõ ràng nội dung bao gồm: kính cẩn xưng dâng các bà Mụ, thần phật, ngày tháng cúng, tên vợ chồng, tên em bé, địa chỉ gia đình đang ở, lý do cúng, thể hiện sự biết ơn đối với các bà Mụ, đức Ông…

Khi khấn xong bố hay mẹ sẽ chắp tay bé và tiến hành vái 3 vái trước án. Đợi hết 3 tuần hương thì hạ lễ. Lúc này vàng mã, váy áo sẽ mang đi hóa, rượu dùng để vảy lúc hóa… Nếu gia đình nào có chuẩn bị tôm, cua, ốc sống thì sẽ mang đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông suối nhằm cầu phúc; những đồ chơi dùng được thì để lại cho bé chơi. Còn các lễ vật khác hạ xuống để mọi người cùng thụ hưởng.

Sau khi nghi lễ cúng đầy tháng đã xong thì sẽ đến nghi thức bắt miếng. Cuối cùng mọi người sẽ lì xì và dành cho bé những lời chúc may mắn, ý nghĩa tốt lành.

Như vậy với những thông tin được chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về nghi thức cúng đầy tháng cho bé. Đồng thời biết được các lễ vật cần chuẩn bị cho mâm lễ cúng cũng như các nghi thức thực hiện. Hi vọng bạn và gia đình sẽ có một nghi thức cúng đầy tháng thật trọn vẹn và ý nghĩa.